Viêm não vi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên trong đó vi rút viêm não Nhật Bản là một trong những tác nhân gây bệnh này. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trẻ em dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng mùa hè và đỉnh điểm là các tháng 6, 7, 8. Trong năm 2014, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố đến ngày 30/6/2014, cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não vi rút tại 31 tỉnh, thành phố, có 05 trường hợp tử vong tỉnh Gia Lai (02), Điện Biên (01), Bạc Liêu (01) và Hà Nội (01). So với cùng kỳ năm 2013 (379/11) số mắc năm 2014 giảm 14,2%, tử vong giảm 54,5%. Khu vực miền Bắc có số mắc chiếm 65,8%, miền Trung 12,3%, miền Nam 17,5% và Tây Nguyên 4,4% các trường hợp mắc. Các tỉnh, thành phố có số mắc cao là thành phố Hồ Chí Minh (44 trường hợp), thành phố Hà Nội (37 trường hợp), Quảng Ngãi (37 trường hợp), Thái Bình (28 trường hợp), Sơn La (24 trường hợp), Bắc Giang (20 trường hợp), Điện Biên (18 trường hợp), Gia Lai (14 trường hợp) và Bạc Liêu (12 trường hợp). Các trường hợp mắc có tính chất rải rác, không có ổ dịch tập trung.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, đến ngày 30/6/2014, Bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não vi rút (chiếm 40% số trường hợp bệnh nhân viêm não vi rút trên cả nước), 01 trường hợp tử vong; trong đó có 46 trường hợp được chẩn đoán xác định là viêm não Nhật Bản từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc trong đó Hà Nội (15 trường hợp, 01 trường hợp tử vong), Hải Dương (5 trường hợp), các tỉnh khác ghi nhận từ 1-3 trường hợp. Kết quả điều tra cho thấy số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chiếm 84,8% trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15,2%.
Hiện nay, bệnh viêm não vi rút chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vắc xin phòng bệnh. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997. Đến năm 2013 đã triển khai tại 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố và năm 2014 triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng.
Nhận định trong những tháng mùa hè tới là mùa cao điểm của bệnh viêm não vi rút trong đó có viêm não Nhật Bản, đặc biệt ở những địa phương có dịch lưu hành cao trong những năm trước đây. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh viêm não vi rút, công tác phòng chống dịch tập trung vào các hoạt động sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường sự chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động sự tham gia của các ban ngành, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội trong công tác phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế. Tăng cường đầu tư cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
2. Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh mùa hè, đẩy mạnh phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, huy động sự tham gia tích cực của toàn thể cộng đồng trong việc triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà ở, vệ sinh khu chăn nuôi, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng.
3. Tiếp tục thực hiện tốt việc giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để hạn chế di chứng và tử vong đồng thời chống lây chéo trong các cơ sở điều trị. Tổ chức tốt việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng để đạt tỷ lệ cao và đảm bảo an toàn tiêm chủng. Đảm bảo đầy đủ thuốc, vắc xin và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân.
Các khuyến cáo về phòng chống bệnh viêm não vi rút
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chung cho bệnh viêm não vi rút như sau:
1. Đối với các vi rút gây bệnh lây qua côn trùng tiết túc như muỗi, ve … đốt, người dân cần:
– Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
– Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt.
2. Đối với các vi rút đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện vệ sinh ăn chín, uống chín.
3. Đối với các chủng vi rút gây bệnh lây qua đường hô hấp, thực hiện tốt việc cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
4. Đối với vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh, thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm, do đó trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau:
– Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
– Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
– Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, đến ngày 30/6/2014, Bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não vi rút (chiếm 40% số trường hợp bệnh nhân viêm não vi rút trên cả nước), 01 trường hợp tử vong; trong đó có 46 trường hợp được chẩn đoán xác định là viêm não Nhật Bản từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc trong đó Hà Nội (15 trường hợp, 01 trường hợp tử vong), Hải Dương (5 trường hợp), các tỉnh khác ghi nhận từ 1-3 trường hợp. Kết quả điều tra cho thấy số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chiếm 84,8% trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15,2%.
Hiện nay, bệnh viêm não vi rút chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vắc xin phòng bệnh. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997. Đến năm 2013 đã triển khai tại 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố và năm 2014 triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng.
Nhận định trong những tháng mùa hè tới là mùa cao điểm của bệnh viêm não vi rút trong đó có viêm não Nhật Bản, đặc biệt ở những địa phương có dịch lưu hành cao trong những năm trước đây. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh viêm não vi rút, công tác phòng chống dịch tập trung vào các hoạt động sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường sự chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động sự tham gia của các ban ngành, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội trong công tác phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế. Tăng cường đầu tư cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
2. Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh mùa hè, đẩy mạnh phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, huy động sự tham gia tích cực của toàn thể cộng đồng trong việc triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà ở, vệ sinh khu chăn nuôi, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng.
3. Tiếp tục thực hiện tốt việc giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để hạn chế di chứng và tử vong đồng thời chống lây chéo trong các cơ sở điều trị. Tổ chức tốt việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng để đạt tỷ lệ cao và đảm bảo an toàn tiêm chủng. Đảm bảo đầy đủ thuốc, vắc xin và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân.
Các khuyến cáo về phòng chống bệnh viêm não vi rút
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chung cho bệnh viêm não vi rút như sau:
1. Đối với các vi rút gây bệnh lây qua côn trùng tiết túc như muỗi, ve … đốt, người dân cần:
– Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
– Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt.
2. Đối với các vi rút đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện vệ sinh ăn chín, uống chín.
3. Đối với các chủng vi rút gây bệnh lây qua đường hô hấp, thực hiện tốt việc cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
4. Đối với vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh, thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm, do đó trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau:
– Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
– Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
– Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế