Friday, 29 Mar 2024
Xương khớp

Cách làm hết nhức chân nhanh nhất. Mẹo hay bỏ túi

Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên hối hả và bận rộn khiến sức khỏe con người thường xuyên gặp phải một số vấn đề, điển hình trong số đó là nhức chân. Bài viết này sẽ giúp hiểu thêm về hiện tượng nhức chân và cách làm hết nhức chân nhanh nhất.

Nhức chân là gì?

Nhức chân là một hiện tượng phổ biến không chỉ gặp ở những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, trung niên, người lao động nặng mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm người trẻ tuổi.

Nhức chân ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống
Nhức chân ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống

Nhức chân tác động tiêu cực đến sức khỏe, đảo lộn chế độ sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống. Tình trạng đau nhức chân được biểu hiện bởi những cơn đau từ nhẹ đến vừa, có thể là đau âm ỉ hoặc dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và lười vận động, ăn uống kém, mất ngủ, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhức chân

Nhức chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do các nguyên nhân cơ học như chấn thương, vận động quá sức,… dẫn đến đau cơ. Hoặc có thể do tác dụng của một số thuốc điều trị bệnh khác. Nghiêm trọng hơn, nhức chân là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm.

Đau cơ do hoạt động thể chất

Tình trạng đau nhức cơ chân sau khi hoạt động như tập thể dục, chơi thể thao hay thậm chí là sau khi làm những việc nhẹ nhàng như việc nhà là rất thường thấy, đặc biệt trong các trường hợp:

  • Vận động lại sau một khoảng thời gian dài không vận động hoặc vận động mạnh hơn bình thường. Trong trường hợp này có thể dẫn đến đau nhức một hoặc cả hai bắp chân.
  • Đột ngột tăng cường độ, mức độ vận động hoặc tăng thời gian vận động.
  • Thực hiện các bài tập mới gây kéo giãn cơ quá mức như đi bộ xuống dốc hay tập tạ cơ tay.

Bạn có thể bị đau nhức cơ bắp chân, đùi do những thay đổi trong thói quen tập thể dục hay vận động dẫn đến tình trạng tổn thương các sợi cơ và mô liên kết. Những cơn đau sẽ xuất hiện sau 1 ngày khiến bạn khó chịu, uể oải. Nhưng không cần phải quá lo lắng, khi mà cơ thể  cùng những bó cơ quen dần vẫn cường độ tập luyện thì các cơn đau nhức sẽ biến mất và bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, benzodiazepin, statin và fibrate có thể gây các tác dụng phụ trên cơ, gây nhức cơ, mệt mỏi, uể oải trong quá trình sử dụng.

Các thuốc nhóm Statin có tác dụng phụ gây nhức mỏi cơ
Các thuốc nhóm Statin có tác dụng phụ gây nhức mỏi cơ

Ví dụ, khi sử dụng liều cao các thuốc thuộc nhóm statin trong điều trị rối loạn lipid máu có thể gây hủy cơ. Vì vậy, trước khi muốn sử dụng bất kì loại thuốc nào đều phải có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ, đặc biệt là được làm rõ về các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nhức chân do các bệnh lý nguy hiểm

Tuy nhức chân là một tình trạng hay gặp và nhanh chóng hết đi nhưng không thể chủ quan vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như:

    • Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Tay chân của bạn sẽ không được nhận đủ lượng máu cần thiết cho hoạt động do động mạch bị thu hẹp khi mắc bệnh động mạch ngoại biên. Do đó, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: tay chân bị tê yếu; có cảm giác châm chích, ngứa ran và nhức mỏi tay chân. Thậm chí, biểu hiện bệnh còn biểu hiện ngay trên làn da: nhợt nhạt, lạnh da hoặc do thiếu máu lâu ngày nên tứ chi thiếu sự phối hợp linh hoạt.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Đây là tình trạng các cục máu đông được hình thành ngay trong lòng tĩnh mạch (hay xuất hiện ở các vị trí như đùi, cẳng chân, tĩnh mạch cửa), cản trở dòng máu về tim. Do đó, tuần hoàn trong cơ thể bị ứ trệ, vừa gây thiếu máu nuôi dưỡng ở một số mô, vừa gây ứ máu tại các vị trí khác, xuất hiện các cơn đau nhức chân tay, sưng và nóng đỏ. Nguy hiểm hơn là khi các cục máu đông này vỡ ra, di chuyển đến các cơ quan quan trọng và gây tắc nghẽn, gây tử vong.

    Huyết khối tĩnh mạch sâu gây ứ trệ tuần hoàn dẫn đến đau nhức chân
    Huyết khối tĩnh mạch sâu gây ứ trệ tuần hoàn dẫn đến đau nhức chân
    • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên (là các dây thần kinh truyền tín hiệu từ não hoặc tủy sống đến các cơ quan khác) bị tổn thương. Khi mắc các bệnh lý thần kinh ngoại biên, chân tay có cảm giác như kim châm, ngứa râm ran, thậm chí là tê và đau nhức. Nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý này là do chấn thương, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, di truyền hoặc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại.
    • Mất cân bằng điện giải: Chất điện giải trong cơ thể bao gồm các khoáng chất như natri, kali, canxi, magie,… Các chất này có vai trò cân bằng lượng nước, đồng thời vận chuyển các chất dinh dưỡng khác vào tế bào, co duỗi cơ bắp, truyền tín hiệu của dây thần kinh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bị mất nước quá nhiều hoặc bổ sung nhiều nước nhưng không kèm các khoáng. Hậu quả của mất cân bằng điện giải là khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, chuột rút ở tay chân, các cơ yếu ớt, khó vận động,…
    • Hẹp cột sống: Đau nhức chân có thể do người bệnh bị hẹp cột sống. Đây là một bệnh lý xảy ra do tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh bị chèn ép do ống tủy sống bị thu hẹp, dẫn đến hàng loạt các triệu chứng điển hình như tê vai, mỏi cổ. Dây thần kinh hông bị chèn ép gây đau và lan xuống hai chân gây nhức khu trú 1 bên hoặc cả 2 bên chân. Nghiêm trọng hơn là hẹp cột sống có thể tiến triển nặng dẫn đến liệt nửa người, tứ chi,… do tủy sống là trung tâm thần kinh điều khiển một số hoạt động của cơ thể.
    • Đau dây thần kinh tọa (Sciatica pain): Dây thần kinh tọa hay được gọi là dây thần kinh hông, khi bị chèn ép sẽ gây đau. Các cơn đau này sẽ lan từ cột sống thắt lưng qua mặt đùi ngoài xuống cẳng chân, đến dưới từng ngón chân và thường chỉ xảy ra ở 1 bên người, gây đau nhức một bên chân. Đau dây thần kinh tọa chủ yếu xảy ra ở nhóm tuổi từ 30 đến 50.

      Đau nhức chân là một triệu chứng nổi bật của đau dây thần kinh tọa
      Đau nhức chân là một triệu chứng nổi bật của đau dây thần kinh tọa
    • Viêm khớp: Các cơn nhức chân không chỉ do tổn thương cơ, dây thần kinh mà còn có thể đến từ vị trí các khớp (khớp gối, khớp ngón chân, cổ chân). Nguyên nhân hàng đầu gây ra đau khớp chính là viêm khớp. Các triệu chứng nổi bật khi bị viêm khớp là sưng to, đỏ, nóng và rất đau ở vị trí khớp viêm, cơn đau tăng lên khi vận động. Những cơn đau này gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, khiến mọi hoạt động trở nên khó khăn, ngay cả việc đi lại bình thường. 
    • Suy giãn tĩnh mạch chân: Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở tuổi trung niên, đặc biệt là nữ giới do hay đi giày cao gót hoặc người phải đứng nhiều, khi mà các tĩnh mạch ở chân phình ra, xoắn lại và nổi rõ lên trên bề mặt da. Khi mắc suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh sẽ gặp các biểu hiện nổi bật như đau nhức chân, cảm thấy nặng nề, khó chịu.

Cách làm hết nhức chân nhanh nhất

Đau nhức chân rất phổ biến và rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, không cá biệt ở nhóm đối tượng, phạm vi nào cả. Vì vậy, bỏ túi một số cách làm hết nhức chân nhanh, hiệu quả mà đơn giản là việc cần làm để khắc phục một số bất tiện trong sinh hoạt.

Nghỉ ngơi

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm đau cơ là nghỉ ngơi tại nhà. Hầu hết những người bị đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện (đau vai, bắp chân, bắp tay,…) đều hồi phục trong vòng 5 – 7 ngày. Trong thời gian này, hãy thực hiện một số hoạt động đơn giản giúp phục hồi tích cực, chẳng hạn như xoa bóp cơ bắp, ngâm mình trong nước nóng, thư giãn trong hồ bơi,…

Chườm lạnh

Phương pháp điều trị viêm bằng chườm đá rất phổ biến. Phương pháp này hiệu quả nhất khi được thực hiện ngay sau khi bắt đầu bị viêm.

Chườm lạnh có tác dụng giảm đau do chấn thương
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau do chấn thương

Chườm lạnh có hiệu quả trong việc giảm đau cơ trong 48 giờ đầu sau khi tập thể dục, xoa bóp khu vực này trong 20 phút, vài lần mỗi ngày. Sau thời gian này, phương pháp này sẽ kém hiệu quả và bạn nên chuyển sang chườm nóng.

Giãn cơ nhẹ nhàng

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng giãn cơ có thể không có bất kỳ tác dụng nào trong việc ngăn ngừa hoặc giảm đau nhức cơ bắp ở các vận động viên.

Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy rằng việc kéo giãn nhẹ nhàng các cơ sẽ giúp họ phục hồi nhanh hơn. Đồng thời không có bằng chứng nào cho thấy việc kéo giãn cơ gây ra các tác dụng phụ hoặc gây đau nhức cơ nhiều hơn. Thử các động tác kéo giãn nhẹ nhàng để giảm đau cơ mà không làm tổn thương thêm các cơ của bạn.

Ăn thực phẩm có khả năng kháng viêm

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm, nhưng một số bằng chứng cho thấy bạn có thể giảm đau cơ bằng cách ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Ví dụ, dưa hấu có chứa một axit amin gọi là L-citrulline, có khả năng phục hồi nhịp tim và giảm đau cơ, theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 và 2017.

Một số loại thực phẩm có tính kháng viêm mạnh
Một số loại thực phẩm có tính kháng viêm mạnh

Curcumin, một hợp chất được tìm thấy trong nghệ, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm cao. Do đó, chất curcumin đã được chứng minh là giúp giảm đau nhức cơ bắp, trì hoãn các đợt khởi phát và tăng tốc độ phục hồi sau khi tập thể dục

Bổ sung đạm sữa cô đặc (milk protein)

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rằng việc bổ sung protein cô đặc từ sữa có thể làm giảm đau cơ và giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp trong các chấn thương do tập thể dục gây ra.

Đạm sữa cô đặc là một sản phẩm từ sữa cô đặc có chứa 40-90% lượng protein có trong sữa. Nó thường được sử dụng trong thực phẩm hoặc đồ uống tăng cường protein. Bạn cũng có thể mua sữa cô đặc ở dạng bột từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tắm nước ấm với muối Epsom

Tác dụng giảm đau cơ và viêm sẽ được tăng lên gấp đôi nếu bạn ngâm mình trong bồn nước ấm cùng với muối Epsom. Hơi nước ấm sẽ làm bạn thư giãn các cơ và tăng lưu thông tuần hoàn, tăng chữa lành các tổn thương.

Giảm đau nhức bằng châm cứu

Y học cổ truyền Trung Quốc tìm cách giảm đau bằng cách cân bằng các con đường năng lượng tự nhiên của cơ thể. Dòng năng lượng này được gọi là qi. Các chuyên gia châm cứu sẽ sử dụng kim rất mảnh để đâm vào da tại các điểm liên quan đến nguồn gốc của cơn đau.

Châm cứu giúp giảm đau nhức chân hiệu quả
Châm cứu giúp giảm đau nhức chân hiệu quả

Châm cứu giảm đau bằng cách khiến cơ thể tiết ra serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác khỏe khoắn.

Sử dụng ống lăn foam roller

Đây là công cụ giúp bạn tự massage cho mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ống lăn foam roller có thể làm giảm tình trạng đau nhức cơ chậm khởi phát. Phương pháp này cũng giúp giảm mỏi cơ và giúp bạn vận động nhanh nhẹn hơn.

Bạn có thể dễ dàng mua những ống lăn foam roller này tại các cửa hàng bán dụng cụ tập gym. Bạn chỉ cần đặt nó trên sàn và từ từ cuộn cơ thể của bạn trên nó. Nếu bạn không biết cách sử dụng, hãy tìm các video hướng dẫn trực tuyến hoặc hỏi chuyên gia.

Sử dụng một số thuốc không kê đơn

Để giảm đau tại nhà, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau cơ và thuốc chống viêm có chứa paracetamol, ibuprofen.Các sản phẩm này có tác dụng giảm đau và chống viêm đối với các chứng đau cơ xương do chấn thương, thấp khớp và viêm thần kinh, chẳng hạn như đau lưng, vẹo cổ, bong gân, tăng trương lực cơ, gãy xương và trật khớp và đau sau phẫu thuật. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng như một loại thuốc giảm đau cơ khi tập luyện.

Giảm đau nhức chân bằng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn
Giảm đau nhức chân bằng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn

Cách phòng ngừa tình trạng nhức chân 

Dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhức chân nhưng chúng ta vẫn có một số biện pháp để phòng tránh tình trạng này như sau:

  • Quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bản thân và lựa chọn, điều chỉnh các bài tập thể dục sao cho phù hợp về cường độ và thời gian để vừa tránh gây quá sức cho cơ khớp, vừa tăng sức khỏe của chân cũng như thể lực chung. Trước mỗi buổi tập luyện cần chú ý khởi động thật kỹ để các khớp, các bó cơ được làm quen dần, đồng thời làm ấm cơ thể. Kết thúc buổi tập cần có các biện pháp để làm giảm nhiệt độ dần dần và cơ thể được thư giãn.
  • Bổ sung một lượng caffein vừa đủ có tác dụng giảm đau cơ sau khi tập luyện xuống khoảng 50%. Vì vậy, bạn có thể làm một tách cà phê trước mỗi buổi tập. Đồng thời, cần bổ sung đầy đủ lượng nước và muối khoáng trong quá trình tập luyện để giúp giảm đau nhức cơ do mất cân bằng nước điện giải.
  • Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cần được tư vấn và được sự cho phép của bác sĩ.
  • Khi nhức chân không rõ lý do hoặc cơn nhức kéo dài hơn 1 tuần, sau khi sử dụng nhiều biện pháp khắc phục không thuyên giảm, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị do nhức chân có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm.

Tóm lại, nhức chân có thể do nhiều nguyên nhân, do đó chúng ta rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Điều cần làm chính là áp dụng các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ gặp phải và khi nhức chân cần tìm rõ nguyên nhân từ đó có phương pháp can thiệp hiệu quả. Mong bài viết này có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức về nhức chân và cách làm hết nhức chân nhanh nhất.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn benhvienmongcai.vn.
Copyright © 2022 - 2024 | benhvienmongcai.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status