Thursday, 21 Nov 2024
Xương khớp

Vỡ xương bánh chè có đi lại được không? Cách điều trị và phục hồi

Vỡ xương bánh chè là một loại chấn thương khá phổ biến, xảy ra khi người bệnh ngã gập gối xuống đất. Vậy vỡ xương bánh chè có đi lại được không? Theo các chuyên gia, người bệnh muốn phục hồi lại chức năng xương bình thường thì cần có những phương pháp điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách phục hồi xương bánh chè và phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Vỡ xương bánh chè là gì?

Theo y học, xương bánh chè đầu gối là một xương nhỏ hình tam giác nằm trước khớp gối, nối giữa xương đùi với xương chày. Mặt sau xương bánh chè liên quan trực tiếp với khớp gối, do đó một số trường hợp gãy xương bánh chè có thể làm ảnh hưởng đến đến gân hay dây chằng khớp gối.

Xương bánh chè được ví như là một chiếc khiên bảo vệ khớp gối, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống duỗi gối và đặc biệt dễ bị tổn thương. Vỡ xương bánh chè là một loại chấn thương khá phổ biến thường xảy ra khi người bệnh ngã gập gối xuống đất. Lúc này khớp gối sưng to, đau nhói, không thể tự co duỗi được. Khi ấn vào có cảm giác đau, khám thấy dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè. 

Giải đáp hiện tượng vỡ xương bánh chè thường gặp
Giải đáp hiện tượng vỡ xương bánh chè thường gặp

Vỡ xương bánh chè có đi lại được không?

Thông thường, khi vỡ xương bánh chè sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại và vận động. Do đó, theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phải nằm bất động để chờ thời gian hồi phục. Trong thời gian này, người bệnh có thể kết hợp với một số bài tập vật lý trị liệu kèm theo để sớm hồi phục.

Vậy vỡ xương bánh chè có đi lại được không?

Câu trả lời là. Trong trường hợp xương bị vỡ không nghiêm trọng, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt lại bình thường sau 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, sẽ mất khoảng thời gian từ 1 – 2 năm để hồi phục đầu gối hoàn toàn. Đối với những trường hợp nặng hơn, thời gian hồi phục có thể sẽ kéo dài hơn so với bình thường.

Vỡ xương bánh chè có thể đi lại được nếu điều trị đúng cách
Vỡ xương bánh chè có thể đi lại được nếu điều trị đúng cách

Các phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè phổ biến

Thông thường khi gặp chấn thương khớp gối, người bệnh sẽ chưa thể xác định được rằng có vỡ xương bánh chè hay không. Vì vậy, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi vài ngày để theo dõi. Để giảm tình trạng đau đớn, bệnh nhân có thể sử dụng khăn chườm lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó cần theo dõi, nếu có dấu hiệu sưng đau hoặc phù nề, người bệnh cần di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Tùy vào tình trạng chấn thương mà bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè phổ biến như sau:

Sơ cứu hoặc điều trị khẩn cấp

Gãy xương bánh chè có thể làm máu chảy nhiều vào khớp. Chăm sóc đặc biệt khi đến bệnh viện có thể bao gồm rút máu và chất lỏng ra khỏi khớp để giảm sưng, đau và cũng giúp cho việc chẩn đoán dễ dàng hơn. 

Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp gãy xương ổn định không di dời (dưới 2mm trật khớp) và không bị giới hạn duỗi gối.

Việc điều trị bao gồm cố định bằng nẹp với độ uốn xấp xỉ 10 độ kết hợp phục hồi chức năng sớm, có thể bắt đầu vào khoảng ngày thứ 10. Sau đó tăng dần không vượt quá 90 độ trước khi nẹp củng cố trong tối thiểu 45 ngày. Bệnh nhân nên vận động sớm để ngăn ngừa được tình trạng cứng khớp.

Trong suốt quá trình này, người bệnh sẽ trải qua 2 lần kiểm tra. Lần thứ nhất là sau khoảng 10 – 15 ngày để phát hiện tình trạng di lệch thứ cấp nếu có. Lần hai là sau khoảng thời gian 45 ngày điều trị, bác sĩ kiểm tra lại để đánh giá tình trạng phục hồi của xương.

Điều trị không phẫu thuật có ưu điểm là giảm thời gian nằm viện, không sử dụng các biện pháp xâm lấn hay gây mê. Tuy nhiên, nhược điểm là người bệnh phải nằm bất động lâu hơn và có tỷ lệ di lệch thứ cấp cao hơn.

Điều trị bằng phẫu thuật

Chỉ định điều trị phẫu thuật là khi xương bánh chè gãy ngang, gãy hình sao hoặc đứt gãy với độ di lệch lớn hơn 4mm hoặc trật khớp lớn hơn 2mm, tình trạng duỗi gối bị hạn chế. Mục tiêu của điều trị phẫu thuật là thu được sự thu nhỏ về mặt giải phẫu của bề mặt khớp và cung cấp sự cố định ổn định để cho phép phạm vi cử động sớm, giúp khôi phục cơ chế kéo dài đầu gối.

Tùy vào loại hình gãy xương mà bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật kết liền xương khác nhau, chẳng hạn như:

Khi xương bánh chè vỡ ngang, 2 phần xương này sẽ được cố định với đinh, vít, dây và một dải băng hình số 8. Loại băng này sẽ giúp ép 2 mảnh xương vỡ lại với nhau. Phương pháp này phù hợp khi xương bánh chè bị gãy ở phần trung tâm thay vì phần đầu xương.

Trường hợp xương bánh chè vỡ thành nhiều mảnh nhỏ không thể cố định bằng đinh, vít thì bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ một số mảnh nhỏ của xương rồi khâu phần xương còn lại với gân bánh chè. Nếu xương bánh chè bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ ở vùng trung tâm và các mảnh bị tách rời, bác sĩ sẽ dùng kết hợp dây và vít để cố định, đồng thời loại bỏ các mảnh xương vỡ không thể tái tạo được.

Trường hợp bệnh nhân bị vỡ xương bánh chè nghiêm trọng, xương bị vỡ thành các mảnh rất nhỏ không thể phục hồi, các bác sĩ phải tiến hành cắt bỏ hoàn toàn. Đây là biện pháp cuối cùng để điều trị gãy vỡ xương bánh chè.

Các phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè phổ biến hiện nay
Các phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè phổ biến hiện nay

Cách phục hồi vỡ xương bánh chè an toàn và hiệu quả

Để xương bánh chè hồi phục được nhanh nhất, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Dưới đây là một số cách giúp phục hồi vỡ xương bánh chè mà bạn có thể tham khảo:

Đối với bệnh nhân bó bột

Người bệnh cần bất động khớp gối, tập co cơ tĩnh trong nẹp, bột đặc biệt là cơ tứ đầu đùi. Cùng với đó, bệnh nhân nên kết hợp tập chủ động các khớp tự do như háng, cổ chân để tăng cường tuần hoàn. Sau khi bột khô, người bệnh cần đứng dậy, tập đi với nạng. 

Giai đoạn sau khi tháo bột hoặc tháo nẹp cố định khớp gối, người bệnh cần xoa bóp chống kết dính xung quanh sẹo mổ, xung quanh xương bánh chè và xung quanh khớp. Đồng thời tập duỗi khớp, gấp gối tăng dần, tập các bài xuống tấn, đạp xe đạp, trên dụng cụ chuyên biệt, tập bơi, lên xuống cầu thang.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng máy điện sinh học DDS để phục hồi hoạt động xương một cách hiệu quả. Máy điện sinh học DDS hoạt động dựa trên nguyên lý máy vật lý trị liệu chuyên dụng, có khả năng phát ra dòng điện tương tự dòng điện sinh học, được truyền qua người bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trị liệu vào cơ thể người bệnh. Máy truyền dòng điện theo hướng đi của kinh lạc, giúp đả thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu và tăng khả năng phục hồi xương khớp.

Đối với bệnh nhân phẫu thuật

Đối với bệnh nhân phẫu thuật thì trong vòng 14 ngày kể từ ngày phẫu thuật, bệnh nhân cần duỗi gối tối đa, gập khớp gối tới 90 độ kết hợp với chườm lạnh và băng chun ép cố định. Người bệnh cần tập đi lại bằng nạng cho đến khi kiểm soát được cơ đùi.

Sau phẫu thuật từ 2 đến 6 tuần, bệnh nhân cần vận động khớp gối, tăng sức mạnh nhóm cơ đùi, tập duỗi khớp gối tối đa, thực hiện những bài tập với chun, tạ và các dụng cụ chuyên dụng. Khi sức khỏe ổn định, người bệnh vẫn cần đến tái khám và kiểm tra theo đúng chỉ định của bác sĩ để có liệu trình phục hồi tốt nhất. 

Ngoài ra, bệnh nhân bị vỡ xương bánh chè cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe, bổ sung nước mỗi ngày giúp cơ thể có nhiều năng lượng hoạt động và hồi phục một cách tốt hơn.

Cách phục hồi vỡ xương bánh chè an toàn và hiệu quả
Cách phục hồi vỡ xương bánh chè an toàn và hiệu quả

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “Vỡ xương bánh chè có đi lại được không” và các phương pháp điều trị, phục hồi cho người bệnh an toàn, hiệu quả. Hy vọng bạn đọc có thêm được nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc bản thân và người thân khi gặp các chấn thương liên quan đến vỡ xương bánh chè đầu gối.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn benhvienmongcai.vn.
Copyright © 2022 - 2024 | benhvienmongcai.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status