Hiện nay, nhiều người băn khoăn về những loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh như: tại sao chúng lại có màu xanh, thuốc này được chỉ định trong những trường hợp nào,… Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến nhóm thuốc này.
Viêm đường tiết niệu là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: hai quả thận, hai niệu quản, một bàng quang và một niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã, các sản phẩm chuyển hóa, chất điện giải ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Nước tiểu đã đi qua các ống lọc của thận sẽ dần được cô đặc và lưu trữ trong bàng quang. Khi bàng quang căng đầy, phản xạ các cơ ở thành bàng quang co bóp tạo cảm giác buồn tiểu, báo hiệu cần đi tiểu và tống nước tiểu ra ngoài qua đường niệu đạo.
Trong điều kiện bình thường, nước tiểu hoàn toàn vô trùng. Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nguyên nhân
Trẻ sơ sinh đến dưới 5 tuổi: Giai đoạn này ít phổ biến hơn đối với nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trẻ em trong độ tuổi đi học: Do vấn đề vệ sinh nên tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ mới bắt đầu đi học thường cao hơn.
Người lớn đến 65 tuổi: Ở nhóm này, tỷ lệ nhiễm trùng tiểu ở nam giới rất thấp và nguyên nhân mắc bệnh thường do những bất thường liên quan đến giải phẫu đường tiết niệu, sỏi niệu, bệnh tuyến tiền liệt và các thủ thuật đường tiết niệu như đặt ống thông tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu hiện nay phổ biến hơn ở phụ nữ. Khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi này sẽ bị nhiễm trùng đường tiểu vào một thời điểm nào đó trong đời do hoạt động tình dục hoặc mang thai. Ngoài ra, giải phẫu niệu đạo ngắn hơn cho phép vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn ở phụ nữ so với nam giới.
Nhóm tuổi trên 65: Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi này thường không có sự khác nhau giữa hai giới.
Hậu quả
Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới ở phụ nữ có hệ thống tiết niệu hoặc mô thận còn nguyên vẹn có khả năng lành tính và thường tự khỏi.
Ngược lại, nhiễm trùng tiết niệu xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan hoặc có bệnh nền và các yếu tố thuận lợi khác có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa tính mạng. Các nguy cơ và biến chứng của nhiễm trùng tiểu rất nhiều, bao gồm phá hủy mô thận, hoại tử nhú thận, tắc nghẽn hoặc rối loạn chức năng thận. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể cần thiết phải cắt bỏ thận vĩnh viễn hoặc cắt bỏ thận. Nếu vi khuẩn tồn tại lâu dài trong hệ thống tiết niệu mà không được điều trị đúng cách và không được cung cấp đủ kháng sinh, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và dẫn đến tử vong sau đó.
Viêm đường tiết niệu ở nam giới có thể tiến triển thành áp xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn làm tắc ống dẫn tinh và tăng nguy cơ vô sinh.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai mang theo những nguy cơ như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng thai nhi, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non …
Điều trị
Thuốc kháng sinh là phương pháp chính trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng khu trú của bệnh viêm niệu đạo, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh uống từ 5 đến 7 ngày.
Ngoài ra, thuốc sát trùng đường uống cho hệ tiết niệu cũng đã được báo cáo là có hiệu quả trong việc diệt trừ vi khuẩn và có thể được kê đơn cùng với thuốc kháng sinh.
Nếu không kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng bằng thuốc hoặc có các biến chứng về thận, thì cần phải can thiệp ngoại khoa.
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh có những loại nào?
Thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu màu xanh là tên gọi chung của nhiều thuốc khác nhau để điều trị các bệnh liên quan như viêm bàng quang, viêm niệu đạo,… Các thuốc này có chứa thành phần xanh methylen hoặc methylthioninium. Chính các thành phần này khiến thuốc thường có màu xanh đặc trưng. Xanh methylen là hoạt chất có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô. Hoạt chất này có liên kết không phục hồi với acid nucleic của vi khuẩn và nó sẽ phá vỡ phân tử vi khuẩn khi tiếp xúc với ánh sáng.
Ngoài ra, một số thuốc còn chứa bromocamphor – là hoạt chất có tác dụng giảm đau, sát trùng nhẹ ở đường tiết niệu dưới.
Thuốc Midasol
Thành phần: mỗi viên chứa 20mg xanh methylen và 20mg bromocamphor.
Chỉ định: Điều trị hỗ trợ tình trạng viêm, đau trong trường hợp nhiễm trùng đường tiểu dưới tái phát, không biến chứng.
Liều lượng: phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng viêm của bệnh.
- Người lớn: uống 6 đến 9 viên / ngày, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn 30 – 40 phút.
- Trẻ em uống theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng:
- Uống sau khi ăn.
- Uống thuốc quá liều có thể gây ngộ độc long não với các triệu chứng nôn, ói, co giật. Chưa có trường hợp ngộ độc nào được ghi nhận ở người lớn, nếu bị ngộ độc do dùng liều quá cao, tiến hành rửa ruột và điều trị triệu chứng.
- Tốt nhất vẫn là uống thuốc đúng thời gian bác sĩ kê đơn. Uống thuốc đúng thời gian sẽ bảo đảm tác dụng của thuốc được tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu, không nên uống bù khi thời gian quá xa cho lần uống tiếp theo.
Chống chỉ định:
- Suy thận.
- Trẻ em (dưới 15 tuổi).
Tác dụng không mong muốn:
- Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
- Tiểu khó.
- Nước tiểu nhuộm màu xanh do xanh methylen (methylthioninium).
Thuốc Domitazol
Thành phần: Bột malva, camphor monobromide, xanh methylen
Chỉ định: Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới không có biến chứng.
Liều lượng:
- Trẻ em: tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Người lớn: uống 6 đến 9 viên / ngày, chia làm 2-3 lần.
Cách dùng:
- Viên Domitazol dùng theo đường uống, uống Domitazol với một cốc nước (250 – 350ml), dùng thuốc trong bữa ăn.
- Quá liều thuốc này có thể gây ngộ độc với các triệu chứng sau: nôn mửa, co giật, khó thở, đau vùng trước tim, bồn chồn, lo lắng, run và kích ứng đường tiết niệu.
- Khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn và phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Trong trường hợp bệnh nhân quên uống thuốc, cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến liều tiếp theo, bệnh nhân nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều đúng giờ đã định. Không bao giờ sử dụng nhiều hơn gấp đôi liều lượng do bác sĩ chỉ định.
Chống chỉ định:
- Trẻ < 15 tuổi.
- Suy thận.
- Phụ nữ có thai.
- Quá mẫn.
Tác dụng không mong muốn:
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy.
- Tiểu khó, nước tiểu nhuộm màu xanh.
Thuốc TanaMisolBlue
Thành phần: Bromocamphor, Xanh methylen
Chỉ định: dùng trong các trường hợp bị viêm, đau do nhiễm trùng đường tiểu dưới tái phát không có biến chứng.
Liều lượng: dùng cho người lớn 6 – 9 viên, chia làm 3 lần/ngày, uống thuốc với một ít nước trong các bữa ăn.
Cách dùng:
- Dùng uống.
- Quá liều TanaMisolblue có thể làm tăng methemoglobin huyết, bồn chồn, khó thở, kích ứng đường tiết niệu, nôn ói hoặc co giật. Người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
- Trường hợp quên liều thuốc TanaMisolblue thì cần uống bù càng sớm càng tốt. Nếu gần với lần kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều mới như bình thường. Tuyệt đối không được uống thuốc gấp đôi liều quy định.
Chống chỉ định:
- Người bệnh thiếu hụt glucose-6 phosphat dehydrogenase vì xanh methylen có thể gây tan máu cấp ở những người bệnh này.
- Người bị suy thận.
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Không điều trị methemoglobin huyết do ngộ độc clorat vì có thể biến đổi clorat thành hypoclorit có độc tính cao hơn.
Tác dụng không mong muốn:
- Thiếu máu, buồn nôn, tan máu, ói mửa hoặc tiêu chảy.
- Thành phần methylene blue có thể khiến nước tiểu nhuộm màu xanh.
Thuốc Miclacol Blue F
Thành phần: Bromocamphor, Xanh methylen
Chỉ định: Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới không có biến chứng.
Liều lượng: dùng cho người lớn 6 – 9 viên, chia làm 3 lần/ngày, uống thuốc với một ít nước trong các bữa ăn.
Cách dùng:
- Dùng uống.
- Liên quan đến Methylene blue: Nếu quá liều, làm tăng methemoglobin huyết, khó thở, bồn chồn, kích ứng đường tiết niệu. Xử trí bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày, dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy và thẩm tách máu nếu cần.
- Liên quan đến Bromo camphor: Nếu quá liều sẽ có biểu hiện nôn, ói, co giật. Xử trí bằng cách rửa ruột và điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định:
- Người bệnh thiếu hụt glucose-6 phosphat dehydrogenase vì xanh methylen có thể gây tan máu cấp ở những người bệnh này.
- Người bị suy thận.
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Không điều trị methemoglobin huyết do ngộ độc clorat vì có thể biến đổi clorat thành hypoclorit có độc tính cao hơn.
Tác dụng không mong muốn:
- Thiếu máu, buồn nôn, tan máu, ói mửa hoặc tiêu chảy.
- Thành phần methylene blue có thể khiến nước tiểu nhuộm màu xanh.
Thuốc Mictasol Bleu
Thành phần: Bromocamphor, Xanh methylen
Chỉ định: Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới không có biến chứng.
Liều lượng: dùng cho người lớn 6 – 9 viên, chia làm 3 lần/ngày, uống thuốc với một ít nước trong các bữa ăn.
Cách dùng:
- Dùng uống.
- Liên quan đến xanh methylen: Nếu quá liều, làm tăng methemoglobin huyết, khó thở, bồn chồn, kích ứng đường tiết niệu. Xử trí bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày, dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy và thẩm tách máu nếu cần.
- Liên quan đến bromocamphor: Nếu quá liều sẽ có biểu hiện nôn, ói, co giật. Xử trí bằng cách rửa ruột và điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định:
- Người bị quá mẫn với các thành phần của thuốc.
- Trẻ em chưa đủ 15 tuổi.
- Người đang mắc bệnh suy thận.
- Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú.
- Những người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Tác dụng không mong muốn:
- Tình trạng thiếu máu, tan máu.
- Thuốc gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Tác động lên hệ thần kinh trung ương như chóng mặt, đau đầu, sốt.
- Thuốc gây tăng huyết áp, đau vùng trước tim, nóng rát hầu họng, mê sảng, co giật cơ, co giật kiểu động kinh, trầm cảm của hệ thần kinh trung ương.
- Thuốc gây kích ứng bàng quang, khó tiểu, nước tiểu có màu xanh do xanh methylen.
- Thuốc gây ra tình trạng da có màu xanh.
Thuốc Doxycycline
Khác với các loại thuốc trên, Doxycycline là một kháng sinh phổ rộng, có tác dụng kìm khuẩn.
Thành phần: Doxycycline hydrochloride
Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm thận-bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm niệu đạo lậu do các chủng vi khuẩn nhạy cảm
- Ở bệnh nhân trưởng thành bị viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung và viêm âm đạo.
Liều lượng:
- Người lớn: một liều tấn công duy nhất 200mg vào ngày điều trị thứ nhất sau đó là liều duy trì 100mg mỗi ngày một lần vào cùng một thời điểm trong ngày.
- Trẻ em (trên 8 tuổi cân nặng tối đa 100 pound): một liều tấn công duy nhất 2mg/lb thể trọng vào ngày thứ nhất, sau đó là liều duy trì 1mg/lb mỗi ngày một lần vào cùng một thời điểm trong ngày.
Cách dùng:
- Uống doxycycline trước hoặc sau bữa ăn có thể làm giảm khả năng bị đau dạ dày. Thuốc kháng acid và các chế phẩm sắt làm giảm hấp thu và không nên dùng đồng thời với doxycycline đường uống.
- Viên nén và viên nang Doxycycline nên được uống khi đứng hoặc ngồi với nhiều nước để giảm nguy cơ tổn thương thực quản.
- Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, một liều duy nhất mỗi ngày 200 mg trong suốt quá trình điều trị ở người lớn và 2 mg / lb ở trẻ em.
- Nên tiếp tục điều trị sau khi các triệu chứng và sốt mất đi. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nồng độ của dược chất có trong thuốc vẫn còn trong cơ thể bệnh nhân từ 24 đến 36 giờ sau khi ngừng điều trị bằng doxycycline.
- Để điều trị nhiễm trùng niệu đạo không biến chứng, cổ tử cung hoặc âm đạo ở người lớn, liều dùng là 100 mg, uống hai lần mỗi ngày trong ít nhất 10 ngày.
- Bệnh nhân suy thận không cần thay đổi phác đồ điều trị.
Chống chỉ định: trên những người đã từng có quá mẫn với tetracycline.
Tác dụng không mong muốn:
- Các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
- Viêm lưỡi, viêm miệng và viêm trực tràng có thể xuất hiện khi điều trị với Doxycycline nhưng hiếm khi cần phải ngưng thuốc.
- Ðã có những báo cáo rất hiếm về trường hợp viêm và loét thực quản khi dùng dạng viên nang doxycycline
- Có báo cáo về sự gia tăng SGOT hay SGPT, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hay gia tăng BUN, chưa biết được ảnh hưởng của các tác dụng này.
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh
Khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh, bệnh nhân cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Trước khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng và tiến triển của bệnh.
- Khi cần sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Quan sát kỹ bao bì bên ngoài và bao bì trực tiếp của thuốc trước khi sử dụng. Thực hiện đúng liều lượng, chỉ định của thầy thuốc, hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Khi quên uống thuốc, người bệnh tuyệt đối không được tự ý cộng liều, uống bù thuốc vào lần uống thuốc tiếp theo. Điều đó có thể dẫn đến các tình huống ngộ độc thuốc do quá liều. Điều này cần được có sự tham khảo và cho phép của bác sĩ.
- Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Đồng thời khi điều trị bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định ăn uống của bác sĩ và những thực phẩm cần hạn chế để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Tăng cường vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Tóm lại, trong nhiều trường hợp liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chứa thành phần xanh methylen khiến viên thuốc có màu xanh. Mong qua bài viết này, bạn đọc đã được giải đáp các thắc mắc về thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh.