Thursday, 21 Nov 2024
Xương khớp

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành? Bật mí cách phục hồi nhanh

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành không chỉ là câu hỏi của những người bệnh mà còn là mối quan tâm của nhiều người đang có người thân bị gãy xương. Các bác sĩ chuyên môn cho biết, việc phục hồi xương cẳng chân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tham khảo ý kiến các chuyên gia về thời gian lành xương cũng như các phương pháp hồi phục có hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành?

Gãy xương cẳng chân là một trong những chấn thương phổ biến, có mặt trong top 10 loại chấn thương về xương thường gặp nhất. Việc điều trị gãy xương cẳng chân được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn viêm: Khi xương cẳng chân bị gãy sẽ làm chảy máu và kéo theo đó là quá trình viêm diễn ra, kéo dài đến vào ngày sau đó. Thông thường, máu chảy đến phần xương bị gãy và cũng tại vị trí đó bị viêm, đông máu. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp tái tạo, hình thành xương mới, chữa lành cũng như lấp đầy phần xương gãy. 
  • Giai đoạn sửa chữa của xương chân: Sau quá trình viêm diễn ra, sẽ đến giai đoạn sửa chữa xương, cụ thể là phần xương bị gãy. Trong giai đoạn này, các cục máu đông còn sót lại sau quá trình viêm sẽ dẫn được thay thế bằng các mô sợi mới, và sụn để hình thành xương sau đó, những mô mới này còn được gọi là mô sẹo mềm. Các mô sẹo mềm phát triển theo thời gian, tạo thành những mô sẹo cứng hơn và dần xuất hiện trên phim chụp X-quang sau vài tuần. Giai đoạn này đóng vai trò quyết định đến việc gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được. 
  • Giai đoạn tái tạo xương: Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình điều trị xương cẳng chân bị gãy. Lúc này, xương sẽ bắt đầu quá trình tái tạo lại hình dạng ban đầu cũng như khả năng chịu lực, vận động, cử động của xương, khả năng lưu thông máu. Khi quá trình liền xương đã hoàn tất, bạn sẽ được bác sĩ khuyến cáo nên tập đi để xương được hoàn thiện hơn về mặt chức năng.

Dựa trên quá trình phục hồi xương tự nhiên, người bệnh sẽ mất khoảng từ 3 – 4 tháng để giúp xương có thể lành lại. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian tham khảo, việc lành xương nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tổn thương xương và các mô mà bạn gặp phải cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Giải đáp thắc mắc về vấn đề gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành
Giải đáp thắc mắc về vấn đề gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành

Bật mí các cách phục hồi xương cẳng chân nhanh chóng

Ngoài sự quan tâm về việc gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành, quá trình điều trị và các phương pháp thúc đẩy hồi phục xương nhanh chóng cũng được rất nhiều người quan tâm. Ngoài những cách thông thường như nẹp, bó bột hay phẫu thuật thì cũng có các phương pháp giúp thúc đẩy quá trình lành xương nhanh chóng hơn, làm giảm thời gian hồi phục xương cẳng chân.

Cố định xương cẳng chân bị gãy

Cố định xương bị gãy là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay để thúc đẩy cẳng chân mau lành hơn. Quá trình liền xương trải qua 3 giai đoạn, trong đó có giai đoạn sửa chữa xương vô cùng quan trọng. Khi ở giai đoạn sửa chữa, nếu không được cố định xương gãy đúng vị trí, rất có thể dẫn đến việc liền xương sai chỗ, gây biến dạng cẳng chân và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn về lâu dài.

Do đó, cố định xương trong quá trình điều trị là yếu tố bắt buộc và vô cùng quan trọng trong việc giúp xương cẳng chân mau lành hơn. Mặc dù đã được các bác sĩ cố định đúng vị trí, tuy nhiên người bệnh cũng cần hết sức chú ý, tránh di chuyển nhiều làm lệch xương chưa lành.

Tập luyện vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp giúp bạn hồi phục các chức năng xương một cách nhanh chóng. Việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng, xương chắc khỏe, phục hồi chức năng và vận động linh hoạt hơn. Người bệnh nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng và sức khỏe, tránh tập luyện quá sức dẫn đến những rủi ro ngoài ý muốn, làm giảm hiệu quả quá trình hồi phục xương.

Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Nhiều cuộc khảo sát cho thấy rằng, việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục xương. Những người không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ sẽ có thời gian hồi phục, lành xương cẳng chân lâu hơn so với những người bệnh làm tuân theo đúng chỉ định. 

Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ và đúng giờ, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thêm canxi, kẽm, magie vào thực đơn thông qua các loại thực phẩm tươi sống. Việc hạn chế uống rượu bia, hạn chế thức ăn nhiều đường, nghỉ ngơi nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng và tránh đi lại, tác động đến chân bị thương,… sẽ giúp cơ thể bệnh nhân tăng cường khả năng đề kháng và nhanh hồi phục sau chấn thương. 

Sử dụng máy điện sinh học DDS

Máy điện sinh học DDS dựa trên nguyên lý máy vật lý trị liệu chuyên dụng, có khả năng phát ra dòng điện tương tự dòng điện sinh học, được truyền qua người bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trị liệu vào cơ thể người bệnh. Máy truyền dòng điện theo hướng đi của kinh lạc tới các vị trí bị tắc nghẽn, giúp đả thông khí huyết, làm giảm các triệu chứng đau của bệnh, kích thích khả năng phục hồi cơ chân. Các bệnh nhân bị gãy xương cẳng chân có thể sử dụng máy điện sinh học DDS trong quá trình điều trị cũng như luyện tập vật lý trị liệu để giúp cơ thể hồi phục một cách nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.

Những phương pháp giúp phục hồi gãy xương cẳng chân nhanh chóng
Những phương pháp giúp phục hồi gãy xương cẳng chân nhanh chóng

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “Gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành” và gợi ý một số phương pháp điều trị và chăm sóc cơ thể tại nhà để giúp xương phục hồi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thời gian hồi phục xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do vậy bạn cần có thói quen ăn uống và tập luyện, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Hy vọng bạn đọc có thêm thông tin hữu ích trong việc điều trị gãy xương cẳng chân an toàn, hiệu quả.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn benhvienmongcai.vn.
Copyright © 2022 - 2024 | benhvienmongcai.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status