Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, không ít lần bạn nhận thấy hiện tượng bé bị nổi cục đỏ trên đầu ở các bé. Thông thường, nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan cho rằng trẻ nhỏ bị nổi mụn nhọt hoặc u bã đậu trên đầu là do thời tiết quá nóng, dị ứng,.. Nhưng thực chất hiện tượng nổi cục đỏ trên đầu còn có nguyên nhân bệnh lý, có thể ảnh hưởng đến quá trình lớn của trẻ. Vậy nổi cục đỏ trên đầu là bệnh gì? Tại sao nó lại xuất hiện? Có nguy hiểm như nào đối với các bé? Các cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Bé bị nổi cục đỏ trên đầu là như thế nào?
Việc thời tiết nóng bức, các bé không thể tránh khỏi hiện tượng mọc mụn trên đầu. Các đốm mụn có thể to, nhỏ, nổi từng đám, có mủ,.. Tất cả những dấu hiệu này đang báo hiệu có thể trẻ bị khuẩn nấm xâm nhập da đầu. Bệnh lý phổ biến là viêm tụ cầu khuẩn, biến chứng nặng sẽ chuyển thành nhiễm trùng máu, viêm màng não.
Hoặc có thể là các cục u mềm hoặc rắn, đỏ tại các vị trí vùng đầu do các nguyên nhân lành tính hoặc ác tính gây ra và có thể gặp ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện cục đỏ trên đầu bé
Do nổi mụn nhọt trên đầu
Như đã biết, mụn là hậu quả của việc tắc bí chân nang lông, viêm tiết nhờn bã thừa. Ở da đầu cũng như vậy, đây là môi trường thích hợp để sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn bẩn xâm nhập. Trẻ bị mụn nhọt ở trên đầu trong thời gian ngắn, vài ngày là xẹp thì bố mẹ cần lưu ý các nguyên do sau đây:
- Thức ăn cho trẻ không phù hợp: có thể lượng sữa mẹ chứa nhiều hormone thay đổi khiến trẻ sơ sinh bú bị ảnh hưởng. Hoặc thực đơn ăn của trẻ chưa phù hợp, nhiều đồ ngọt khiến bé bị dị ứng, nóng trong người khiến mụn hình thành.
- Bị dị ứng: một số các chất có trong dầu gội, sữa tắm, phấn rôm, phấn hoa cũng là nguyên nhân gây mụn trên đầu.
- Vệ sinh chưa đúng cách: da đầu có nhiều tóc, mồ hôi ra càng khiến khu vực này hầm bí, ẩm ướt gây nên nổi nhọt ở đầu trẻ em.
Mụn có thể lan xuống gáy, mũi, má, cằm, trán,.. khiến trẻ đau nhức, ngứa, khó chịu. Bạn cần quan sát diễn biến tình trạng bệnh, cần có cách điều trị đúng đắn tránh hậu quả bé bị rụng tóc, biến chứng thành mụn đầu đinh, lây lan diện rộng trên da.
Do nổi cục ngứa đầu
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng nổi cục ngứa trên đầu như sau:
- Gội đầu không sạch: dẫn đến dầu gội và các loại hoá chất còn đọng lại trên da đầu và tóc, gây kích ứng da và xuất hiện các triệu chứng cục ngứa, đau rát,… Gội đầu bằng nước nóng lâu ngày cũng có thể khiến da đầu nổi cục và ngứa.
- Không giặt gối, chăn mền, mũ thường xuyên khiến cho một lượng lớn vi khuẩn tích tụ và tấn công da đầu khi tiếp xúc trực tiếp.
Ngoài ra da đầu bị nổi cục ngứa còn do một số bệnh lý. Đáng chú ý là:
- Nấm da đầu: vi khuẩn Trichophyton gây bệnh nấm da đầu khi tấn công vào da sẽ gây ra tình trạng da đầu nổi cục, ngứa, nhiều vảy trắng và đau nhức.
- Vảy nến: khi bị bệnh này, người bệnh sẽ có thêm một số triệu chứng đi kèm trên da đầu. Điển hình là ngứa, nổi cục trên da đầu, mọc mụn, có vảy trắng bong tróc, tóc bị rụng,…
Do nổi hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết là một trong các yếu tố góp phần chống lại các tác nhân gây bệnh. Hạch đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, khi nhiễm các tác nhân gây bệnh thì hạch cũng có biểu hiện sưng, nóng do sự hoạt động của hệ thống miễn dịch. Hạch nằm rải rác trên khắp cơ thể bao gồm vùng đầu, cổ, sau tai, chân, tay… Hầu hết nổi hạch là tình trạng lành tính nhưng đôi khi là cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm. Những nguyên nhân gây nổi hạch vùng đầu bao gồm:
Do viêm nhiễm tại răng miệng, tai mũi họng… hạch do viêm thường sưng to trong thời gian ngắn, kèm theo đau, nóng, đỏ, di động và hầu hết sẽ giảm bớt sau khi tình trạng viêm nhiễm biến mất. Các vị trí nổi hạch viêm có thể thấy như vùng cổ, dưới hàm, sau tai…
Hạch bạch huyết tham gia vào quá trình miễn dịch nên khi có viêm nhiễm vùng đầu cổ thì nổi hạch là chuyện hết sức bình thường. Nhưng khi hạch nổi trong thời gian dài thường là trên 1 tháng, kèm theo di động kém hay to nhanh thì là biểu hiện bất thường. Cần được thăm khám và tìm các nguyên nhân bệnh gây ra tình trạng nổi hạch kéo dài.
Do xuất hiện u mỡ
U mỡ xuất hiện là do sự tăng sinh quá mức của các bào mỡ dưới da. Đây là một dạng u lành tình trong các nguyên nhân gây nổi khối u sau đầu, nó thường xuất hiện đơn độc, nằm ngay dưới da, bề mặt nhẵn, đôi khi có thể sờ thấy nhiều thuỳ lồi lõm không đều, mật độ thường mềm, khả năng đàn hồi tốt, ranh giới khá rõ, thường tiến triển chậm.
U mỡ là dạng u vùng đầu lành tính, nhưng nếu nó phát triển to quá mức gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chèn ép vào mô xung quanh, thì cần tiến hành điều trị loại bỏ mô mỡ.
Đầu bé xuất hiện nang bì
Nang bì hay còn gọi là u bã đậu là một dạng u lành tính, thường xuất hiện ở ngay dưới da vùng đầu như trán, cung mày, sau tai, gáy… Đây là nguyên nhân gây nổi cục u sau đầu, nhất là ở trẻ nhỏ khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tính chất của u nang bì thường nhỏ, ranh giới rõ, trên bề mặt có thể có lỗ rò giống mụn đầu đen có dịch hoặc chất bã tiết ra qua lỗ dò đó.
Khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra thì khối to lên, nề đỏ, đau, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt. U nang bì khi được phát hiện cần phải được điều trị, vì nó sẽ không thể tự mất đi, mà thường việc điều trị cần phẫu thuật cắt bỏ nang bã đậu.
Do bướu huyết thanh
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh được biết là một bất thường xảy ra tương đối phổ biến trong quá trình người mẹ chuyển dạ và sinh nở.
Tình trạng này là khi một lượng máu nhỏ tạo thành khối và sưng ngay ở trên da đầu của trẻ. Có thể thấy phần máu này ở bên ngoài hộp sọ của trẻ và điều này cho biết rằng không liên quan đến tình trạng xuất huyết não. Do đó có thể hiểu rằng bướu huyết thanh thường sẽ không để lại hậu quả gì nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
Như đã nói ở trên, bé bị nổi cục u mềm trên đầu do bướu huyết thanh thì bướu huyết thanh được tạo ra khi có áp lực chèn ép vào đầu trẻ trong quá trình người mẹ sinh con qua đường âm đạo.
Hơn nữa chấn thương vật lý bên ngoài này không có nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có thể làm tổn thương hoặc vỡ các mạch máu rất nhỏ ở trên da đầu trẻ và khiến lượng máu này gom lại thành một khối sưng nhỏ ở đầu bé.
Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ sinh sản gồm: kẹp sản khoa, các dụng cụ hút cũng được biết đến là một phần dẫn đến tình trạng bướu huyết thanh.
Bất cứ trẻ nào được sinh qua đường âm đạo hay còn được biết đến là đường sinh thường đều sẽ có nguy cơ tạo bướu huyết thanh.
Triệu chứng đặc trưng của bướu huyết thanh là sự phình ra của một khối mềm phía sau đầu trẻ và xuất hiện ngay sau khi em bé được sinh ra. Thời gian đầu chỗ phình này có cảm giác mềm khi bạn chạm vào.
Tuy nhiên theo thời gian thì khối sưng dưới da đầu này cũng bắt đầu vôi hóa và nếu sờ vào khối huyết thanh có cảm giác cứng và chắc hơn cho thấy quá trình vôi hóa này giúp cho bướu huyết thanh đang được thu nhỏ mà trẻ không cần nhận can thiệp nào khác.
Không chỉ xuất hiện khối sưng ở đầu mà bướu huyết thanh có thể gây ra một số triệu chứng khác ở trẻ như: vàng da, thiếu máu…
Do mắc u xơ thần kinh
U xơ thần kinh là một rối loạn di truyền rất hiếm gặp gây ra nhiều khối hoặc các u cục nhỏ có nguồn gốc liên quan đến mô thần kinh ở trên cơ thể, trong đó nó có thể xuất hiện ở vùng đầu mặt. U xơ thần kinh thường ảnh hưởng tới thẩm mỹ hơn là sức khoẻ, hiện nay vẫn chưa có hiện pháp nào điều trị triệt để bệnh u xơ thần kinh mà thường điều trị bằng phẫu thuật khi nó gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chức năng sống của người.
Cách chữa trị đối với một số loại nổi cục đỏ trên đầu bé thường gặp
Nổi mụn nhọt trên đầu
Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách chữa mụn nhọt trên đầu ở trẻ em để các bậc làm cha, làm mẹ áp dụng đơn giản cho con trẻ.
- Giữ vệ sinh và ăn uống phù hợp cho em bé
Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ là cách làm tiên quyết, hàng đầu để hạn chế mụn u mọc thêm ở da đầu. Bạn cần tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, dùng các hóa chất tẩy có tính dịu, đặc chế riêng cho bé. Hoặc bạn có thể pha ít bột tắm cho trẻ để khử trùng trên da bé nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bạn nên chọn mua đồ cho con sử dụng vải mát, cotton để dễ thấm mồ hôi. Cùng với đó, bạn nên bấm móng tay cho con để loại bỏ vi khuẩn khỏi kẽ móng dính lên da đầu lúc gãi ngứa.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của con trẻ cũng cần được đảm bảo nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa. Mẹ nên thường xuyên cho bé ăn hoa quả, cung cấp vitamin C, uống nước lọc để thải độc gan tốt hơn. Bạn cần điều tiết đồ ăn ngọt của con, nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến bé thải tiết bã nhờn nhiều hơn, dễ viêm nang lông.
- Chữa mụn nhọt nhiều trên đầu bằng cồn Iot
Cồn iot là một dạng chất lỏng khử khuẩn tốt trong y tế, nó còn được gọi là Povidon iod. Trong cồn iot có chứa các phức hợp polyvinylpirrotidon và iod để sát khuẩn, rửa các vết hư tổn ở niêm mạc, giúp vết mủ được se lại, xẹp xuống nhanh chóng.
Bạn có thể tìm mua thuốc ở ngoài các tiệm thuốc gần nhà, nó có nhiều dạng chiết xuất: dung dịch đóng chai, thuốc bôi, phun xịt,… Cách làm tại nhà đơn giản như sau:
Bạn rửa sạch da cho bé, để khô trước khi dùng thuốc. Chấm thuốc trực tiếp vào chỗ bị u nhọt và lặp lại trong ngày cho đến khi thấy tiến triển tốt. Bạn có thể dùng thêm cao dán trị nhọt để có hiệu quả nhanh chóng hơn.
Lưu ý: Cách thức trị mụn nhọt ở đầu bằng cồn iot chỉ có tác dụng bổ trợ làm xẹp, mềm u nang viêm. Bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng cụ thể, có hướng chữa hiệu quả nhất.
- Uống và bôi thuốc trị mụn trên đầu
Thuốc uống và thuốc bôi chữa nốt nhọt được bán khá nhiều tại các quầy thuốc. Bạn có thể xem qua một số các sản phẩm trị mụn nhọt trên đầu như sau:
Kem thuốc bôi trị mọc mụn trên đầu: Eumovate, Fucidin, Silkron,… Đây là những loại thuốc chữa ngắn hạn các tình trạng viêm da cơ địa, viêm bã nhờn, tiêu khuẩn, giảm viêm.
Đối với các tình trạng viêm nhiễm nặng, lở loét, bạn có thể tham khảo các loại thuốc có hoạt tính nhanh hơn như: keflex thành phần có cephalexin, clindamycin,… Công hiệu của các thuốc này giúp làm giảm hư tổn bề mặt do mụn, nhanh trồi cồi nhân và giảm viêm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc uống cấp vitamin C, tăng sức khỏe đề kháng để hạn chế trẻ bị mọc mụn trên đầu, da thường xuyên. Không nên dùng lá đắp, tắm gội bằng thảo dược khi u nhọt đã vỡ, khiến mụn càng viêm loét nặng thêm. Ngoài mụn mọc trên đầu, bạn cũng nên để ý các vị trí khác như: ở mi mắt, sau gáy, lưng, mặt,.. để có hướng điều trị cho bé sớm trước khi lây lan rộng ra.
Nổi cục ngứa
Sau cùng, chúng tôi muốn tổng hợp một số cách ngăn ngừa cục ngứa xuất hiện trên da đầu của trẻ để các bậc phụ huynh biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cho bé: trẻ em có làn da mỏng manh nên bạn cần luôn chú ý tắm rửa sạch bằng chất tẩy dịu da. Thường xuyên lặp lại việc này hàng ngày, gội đầu hoặc dùng khăn ấm lau sạch khi bé đổ nhiều mồ hôi.
- Làm sạch nhà cửa, nơi sống của bé: môi trường chăn đệm, đồ chơi hàng ngày, đồ dùng xung quanh bụi bẩn cũng làm con trẻ dễ bị nhiễm khuẩn sinh ngứa. Bạn cần chú ý lau chùi, rửa sạch đồ chơi của em bé khi dùng xong bằng nước xà phòng, muối tinh.
- Nhanh chóng khử trùng, rửa sạch nếu da đầu nếu bé bị trầy xước, dính bẩn để khuẩn không xâm lấn vào nang chân lông.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin C để tăng sức kháng thể. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ cho bé bú thời gian càng lâu càng tốt, có thể kéo dài đến 2 tuổi rồi mới cai sữa. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các thức ăn nước như cháo loãng, súp,.. hạn chế ăn bột vì nó khá nóng.
- Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh tươi.
Đối với trẻ bị bướu huyết thanh thì có nguy hiểm không?
Thực tế cho thấy có rất nhiều phụ huynh lo lắng khi tình trạng bướu huyết thanh ở trẻ xuất hiện. Tuy nhiên, đây được biết là một tình trạng tương đối bình thường và trong 100 trẻ có khoảng 2 trẻ gặp phải tình trạng này.
Có thể hiểu rằng, bướu huyết thanh ở trẻ có nguy hiểm không thì câu trả lời là Không. Đây là một tình trạng vô hại đối với trẻ. Nhưng bướu huyết thanh có thể gây ra một số triệu chứng khác ở trẻ khiến cha mẹ hoặc người chăm sóc lo lắng như: vàng da, thiếu máu và nhiễm trùng.
Dù biết rằng hầu hết các bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh đa phần đều có thể tự lành. Tuy nhiên phụ huynh cũng tuyệt đối không chủ quan và nhớ theo dõi cũng như quan sát kỹ các triệu chứng của trẻ.
Nếu như bé bị nổi cục u mềm trên đầu mà có các dấu hiệu nguy hiểm như khối máu tự sưng to hơn, kèm theo đó là tình trạng sốt, da xanh xao hoặc vàng da thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để nhận thăm khám và điều trị kịp thời.
Mọc mụn mủ trên đầu có nguy hiểm không?
Mụn nhọt xuất hiện trên đầu là biểu hiện của vi khuẩn xâm lấn gây bí nang lông. Khi đầu trẻ bị nổi nhọt, mụn bọc, mụn sữa, trứng cá đỏ,… mà không có sức đề kháng tốt, vi khuẩn này dễ lưu dẫn vào đường máu gây nhiễm trùng nguy hiểm. Nó có thể làm bé bị sốt cao, đau nhức, ngứa ngáy, nặng hơn là mê sảng, mất nhận thức.
Nhiều trường hợp chủ quan của phụ huynh đã khiến trẻ bị khuẩn tích xâm nhập gây viêm não, mất khả năng nghe, viêm phổi,… Một số trẻ nổi mụn nước do sởi, thủy đậu,.. bố mẹ không lường trước khiến bệnh chuyển biến nặng, phức tạp hơn.
Chính vì thế, mọc mụn trên đầu là vấn đề NGUY HIỂM, cần được bố mẹ quan tâm và đề phòng cho con em mình. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào: trẻ sơ sinh, trẻ 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 8 tháng tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi,.. Vậy nên trong giai đoạn phát triển của bé, bạn rất cần chú ý biểu hiện da nổi mẩn, đốm đỏ có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh quá nhỏ đã xuất hiện các đốm đỏ, bạn cần cẩn thận trước nguy cơ bé bị bệnh lây nhiễm: sởi, thủy đậu, đậu mùa, vảy nến,.. Đặc biệt, da đầu trẻ con lúc mới sinh còn rất mỏng, khi có mụn rộp, đỏ, có mủ nhân trắng, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
Bố mẹ không dùng kim chích, mua thuốc chữa mà không đi khám bác sĩ. Điều trị mụn ở đầu con trẻ cần phải đúng cách tránh trường hợp bệnh trở nặng, khó chữa.
Trên đây là những thông tin cơ bản xung quanh hiện tượng trẻ em bị nổi cục đỏ trên đầu để cha mẹ có thêm thông tin hữu ích. Bạn có thể áp dụng cách cách chữa được chúng tôi gợi ý phía trên để ngăn chặn, giảm tình trạng do cục đỏ trên đầu gây ra cho con em. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên rằng: khi bé xuất hiện nhiều hoặc có những cục đỏ bất thường thì cần đến khám bác sĩ để nhận cách điều trị cụ thể nhất.