Thursday, 21 Nov 2024
Chăm sóc trẻ

Lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh. Có thể mẹ chưa biết

Nhiều phụ huynh có thắc mắc về việc sử dụng lá nào để tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh. Vậy mời các bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và gợi ý một số lá dùng cho trẻ bị vàng da nhé.

Hiện tượng vàng da ở trẻ em

Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh.Thông thường, lòng trắng mắt và vùng da mặt của trẻ sẽ bị vàng đầu tiên sau đó lây lan sang vùng ngực, bụng, rốn. Vàng da mức độ nặng có thể lan đến lòng bàn tay và bàn chân. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, 60% trẻ có hiện tượng vàng da. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sơ sinh non tháng (80%).

Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh
Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý chiếm 75% các trường hợp vàng da sơ sinh, trẻ có biểu hiện vàng da nhẹ, không ảnh hưởng đến trẻ nên không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, với trường hợp vàng da bệnh lý có thể tiến triển nhanh, để lại di chứng nặng nề cho trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biểu hiện của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt và củng mạc, tiếp đến là thân mình, đến cẳng tay, cẳng chân và cuối cùng tới lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh được phát hiện bằng cách dùng ngón tay ấn vào da trong khoảng 5 giây, buông ra quan sát xem da có vàng không, tốt nhất là quan sát dưới ánh sáng tự nhiên.

Vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt và củng mạc, tiếp đến là thân mình, đến cẳng tay, cẳng chân và cuối cùng tới lòng bàn tay và bàn chân.
Vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt và củng mạc, tiếp đến là thân mình, đến cẳng tay, cẳng chân và cuối cùng tới lòng bàn tay và bàn chân.

Thông thường, bác sĩ sử dụng máy đo bilirubin qua da (BILI check) để kiểm tra mức độ vàng da. Tuy nhiên thực tế, kết quả qua máy đo này có thể sai số so với kết quả xét nghiệm máu khoảng 3-5 mg%. Do đó, nếu kết quả đo qua da bất thường nhiều thì bác sĩ sẽ xem xét cho xét nghiệm máu để định lượng bilirubin và xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Vàng da sinh lí

Trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da do trẻ có số lượng hồng cầu trong máu lớn, hồng cầu chứa HbF nên đời sống hồng cầu ngắn (hồng cầu vỡ ra giải phóng các yếu tố bên trong hồng cầu gây nên chuyển hóa tăng bilirubin tự do), chức năng gan của trẻ còn kém, đồng thời khả năng bài tiết mật của gan cũng chưa trưởng thành.

Trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sinh lí do trẻ có số lượng hồng cầu trong máu lớn
Trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sinh lí do trẻ có số lượng hồng cầu trong máu lớn

Ở trẻ đủ tháng, sức khỏe bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh.
  • Tự hết trong vòng 7-10 ngày.
  • Vàng da ở mức độ nhẹ (chỉ vàng da vùng cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
  • Chỉ là vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, li bì…
  • Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng.
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Vàng da sinh lý không cần can thiệp y tế. Chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, cơ thể sẽ đào thải bilirubin ra ngoài và tình trạng vàng da sẽ biến mất trong vòng 1 đến 2 tuần. 

Vàng da bệnh lí

Vàng da được coi là bệnh lý khi vàng da xuất hiện sớm, vàng da tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và thường kèm các triệu chứng bệnh lý khác.

Vàng da được coi là bệnh lý khi vàng da xuất hiện sớm, vàng da tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và thường kèm các triệu chứng bệnh lý khác.
Vàng da được coi là bệnh lý khi vàng da xuất hiện sớm, vàng da tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và thường kèm các triệu chứng bệnh lý khác.

Những ngày đầu sau sinh là  “thời điểm vàng” để bố mẹ theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ. Những bất thường đó là:

  • Vàng da đậm xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh;
  • Vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân;
  • Không hết vàng da sau 2 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần đối với trẻ non tháng;
  • Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…
  • Vàng da ở trẻ sinh non, đặc biệt trẻ sinh non dưới 35 tuần tuổi thai

Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để được chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh càng sớm càng tốt, tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh.

Nguyên nhân dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh:

Tăng sản xuất bilirubin

Bilirubin dư thừa (tăng bilirubin trong máu) là nguyên nhân chính gây ra vàng da. Bilirubin là sắc tố có màu vàng cam, được hình thành trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Các nguyên nhân gây tăng sản xuất bilirubin trong máu trẻ bao gồm:

  • Bất đồng nhóm máu mẹ con: Nhóm máu mẹ và con bất tương hợp nên hệ thống miễn dịch của mẹ có thể phá hủy hồng cầu của con. Thường gặp là bất đồng nhóm mẹ- con máu hệ ABO (mẹ có nhóm máu O sinh con có nhóm máu A hoặc B) và bất đồng nhóm máu mẹ- con hệ Rh (mẹ có nhóm máu Rh âm, sinh con có nhóm máu Rh dương)

    Bilirubin dư thừa (tăng bilirubin trong máu) là nguyên nhân chính gây ra vàng da.
    Bilirubin dư thừa (tăng bilirubin trong máu) là nguyên nhân chính gây ra vàng da.
  • Bệnh lý tại hồng cầu làm cho hồng cầu dễ vỡ: thiếu men G6PD, bệnh lý màng hồng cầu, Thalassemia.
  • Vết bầm máu to ở trẻ khi sinh.

Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ bị một trong các bệnh lý: hội chứng Crigler-Najjar, hội chứng Gilbert, bệnh lý chuyển hóa di truyền (galactosemia, suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1 antitrypsin…), trẻ sinh non, thiếu hụt hooc-môn, mẹ bị chứng đái tháo đường thai kỳ.

Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột (tăng chu trình ruột gan)

Những trẻ sinh ra bị hẹp môn vị, tắc ruột non, phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột phân su, sử dụng thuốc gây liệt ruột… đều có nguy cơ tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột, dẫn tới vàng da.

Vàng da sữa mẹ

Một số trẻ trong vài ngày đầu bú không đủ do trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ hoặc mẹ chưa tiết đủ sữa. Tình trạng này khiến trẻ mất nước, thiếu năng lượng và tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột gây vàng da.

Để khắc phục, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn và theo dõi cân nặng trẻ. Không nhất thiết phải ngưng bú mẹ nếu trẻ vẫn bú tốt, tăng cân và khỏe mạnh.

Tắm lá cho trẻ sơ sinh bị vàng da có hiệu quả không?

Tắm lá là phương pháp thường chỉ phù hợp trong trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý. Với trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý, cha mẹ cần sớm đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Tắm lá cho trẻ sơ sinh bị vàng da có hiệu quả không
Tắm lá cho trẻ sơ sinh bị vàng da có hiệu quả không

Trong đông y, sử dụng các loại lá thảo dược để tắm cho trẻ không chỉ giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau mà còn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, kháng viêm và tăng sức đề kháng. Ngoài ra, tắm lá còn giúp trẻ làm sạch da, ngăn ngừa dị ứng, mẩn ngứa và nhiều bệnh da liễu khác.

Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, việc tắm bằng lá thảo dược có thể hỗ trợ quá trình thải độc gan, giúp thanh nhiệt. Đồng thời giúp bilirubin dư thừa được đẩy ra ngoài, góp phần làm giảm các triệu chứng của vàng da.

Mách các mẹ những loại lá tắm chữa vàng da cho trẻ

Theo y học cổ truyền, một số thảo dược có tác dụng đào thải Bilirubin trong máu ra khỏi cơ thể nên được dùng để cải thiện tình trạng vàng da cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên liệu và cách thực hiện để bạn có thể tham khảo.

Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu (Eleusine indica) thường mọc ở ven đường, bờ ruộng hay bãi đất hoang. Theo y học cổ truyền, mần trầu có tính bình, vị ngọt đắng, tác dụng tiêu viêm, mát gan, hạ nhiệt, trừ thấp. Chình vì vậy, nó được dân gian sử dụng để làm lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh.

Cỏ mần trầu được dân gian sử dụng để làm lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
Cỏ mần trầu được dân gian sử dụng để làm lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, cỏ mần trầu còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các bước dùng cỏ mần trầu làm lá tắm chữa vàng da như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 100g lá cỏ mần trầu, 2 thìa muối biển

Bước 2: Rửa sạch và ngâm lá cỏ mần trầu trong nước muối loãng

Bước 3: Vớt nguyên liệu ra, cho vào nồi nước sạch

Bước 4:  Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi

Bước 5: Đợi nước ấm thì lau/tắm cho trẻ, lau khô cơ thể bằng khăn mềm

Lá trà xanh

Theo nghiên cứu, trà xanh (Camellia sinensis) có thành phần chống viêm và chống oxy hóa tốt. Catechin, Phenolic trong nguyên liệu này có khả năng tiêu viêm, loại bỏ gốc tự do và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho làn da. Dùng lá trà xanh làm lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh như sau:

Trong lá trà xanh có chưa chất có khả năng tiêu viêm, loại bỏ gốc tự do và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho làn da
Trong lá trà xanh có chưa chất có khả năng tiêu viêm, loại bỏ gốc tự do và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho làn da

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trà xanh, rửa sạch và ngâm nước muối loãng

Bước 2: Vớt nguyên liệu, để ráo nước, vò nhẹ, cho vào nồi nước sạch

Bước 3: Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi thì tắt bếp, cho nồi xuống

Bước 4: Đợi nước ấm thì tắm cho trẻ, massage nhẹ nhàng

Bước 5: Dùng khăn mềm lau khô cơ thể

Lá kinh giới

Kinh giới là loại lá quá đỗi quen thuộc trong đời sống chúng ta. Không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn, lá kinh giới còn được xem như một loại thảo dược giúp giải độc, làm mát gan hiệu quả.

Lá kinh giới còn chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại và làm sạch da
Lá kinh giới còn chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại và làm sạch da

Ngoài ra, lá kinh giới còn chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại và làm sạch da. Mẹ tắm lá kinh giới cho bé thường xuyên có thể giúp hỗ trợ phòng và điều trị chứng rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa và vàng da sinh lý.

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá kinh giới, rửa sạch và ngâm nước muối loãng

Bước 2: Vớt nguyên liệu, để ráo nước, vò nhẹ, cho vào nồi nước sạch

Bước 3: Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi thì tắt bếp, cho nồi xuống

Bước 4: Đợi nước ấm thì tắm cho trẻ, massage nhẹ nhàng

Bước 5: Dùng khăn mềm lau khô cơ thể

Một số lưu ý khi sử dụng lá tắm cho trẻ bị vàng da

Khi trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, tắm lá là phương pháp khá đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, mẹ cần hết sức lưu ý những điều sau:

  • Nên chọn mua các loại lá có nguồn gốc rõ ràng, không bị phun hóa chất độc hại
  • Cách trị vàng da bằng tắm lá chỉ phù hợp với trường hợp vàng da sinh lý. Những bé bị vàng da do bệnh lý cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ
  • Mẹ chỉ nên tắm lá chữa vàng da cho trẻ sơ sinh từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Tuyệt đối không được lạm dụng gây ảnh hưởng không tốt đến bé
  • Bên cạnh tắm lá, mẹ nên kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định từ bác sĩ để đạt được hiệu quả cao hơn

Các phương pháp chữa vàng da khác cho trẻ sơ sinh

Ngoài việc sử dụng lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên tham khảo và áp dụng một số phương pháp y học của các y bác sĩ giúp bệnh cải thiện tốt hơn.

Tắm nắng

Nếu bé không cần phương pháp trị liệu bằng ánh sáng mẹ có thể thử cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào sáng sớm.

Nếu bé không cần phương pháp trị liệu bằng ánh sáng mẹ có thể thử cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào sáng sớm
Nếu bé không cần phương pháp trị liệu bằng ánh sáng mẹ có thể thử cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào sáng sớm

Đừng để em bé chiếu sáng dưới ánh mặt trời trực tiếp, vì em bé có thể bị cháy nắng, mẹ nên cho bé ngồi cạnh cửa sổ có ánh nắng nhẹ chiếu vào.

Cho bé uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là cần thiết cho trẻ sơ sinh và cả người lớn. Bệnh vàng da thường sẽ làm cho cơ thể mất nước. Đối với trường hợp bị vàng da nhẹ thì mẹ hãy cho con uống nhiều nước hơn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Cho trẻ bú sữa mẹ đều đặn mỗi ngày

Cho trẻ bú sữa mẹ là một phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp các cơ quan cơ thể của trẻ hoạt động và phát triển tốt. Cho trẻ bú mẹ đều đặn là cách tự nhiên giúp thải bỏ lượng bilirubin dư thừa ra ngoài cơ thể.

Tăng cường chất bổ sung theo chỉ định của bác sĩ

Nếu em bé được cho uống sữa công thức, bác sĩ có thể kê toa các chất bổ sung có thể giúp chữa bệnh vàng da cho bé.

Phòng ngừa vàng da cho trẻ

Cách phòng bệnh vàng da sơ sinh tốt nhất là cho trẻ bú sữa đầy đủ:

  • Nếu trẻ bú mẹ: Cho trẻ bú từ 8 – 12 cữ mỗi ngày để đảm bảo trẻ không bị mất nước, giúp cơ thể đào thải bilirubin nhanh hơn.
  • Với trường hợp trẻ không được bú mẹ (do bệnh lý của mẹ), trẻ có thể phải bú sữa công thức: Cho trẻ bú khoảng 30 – 60 ml sữa công thức mỗi 2 – 3 giờ trong tuần đầu tiên.

Ngoài ra, mẹ nên xét nghiệm nhóm máu trước khi mang thai. Sau khi sinh, bé cũng sẽ được xét nghiệm nhóm máu. Việc làm này sẽ giúp loại trừ (hoặc xác định) nguy cơ bé bị vàng da sơ sinh do không tương thích với nhóm máu của mẹ, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh và gợi ý cho các mẹ một số loại lá sử dụng để tắm chữa vàng da cho trẻ. Mong rằng những thông tin đưa ra là hữu ích với các bậc phụ huynh. Nếu tình trạng các bé nhà mình có thay đổi lạ thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn chính xác nhất nhé.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn benhvienmongcai.vn.
Copyright © 2022 - 2024 | benhvienmongcai.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status